Giấc ngủ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều cũng khiến cho nhiều bậc cha mẹ có chút lo lắng. Cùng Joie giải đáp tất cả những thắc mắc về giấc ngủ của bé yêu nhé!
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vấn đề quan tâm của nhiều bậc cha mẹ
1. Giấc ngủ tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
- 0-2 tháng tuổi: Trong những tháng đầu đời, trẻ sẽ dành mỗi ngày từ 15,5 - 17 tiếng để ngủ. Thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc: Ăn - ngủ - vệ sinh.
- Trẻ lớn hơn từ 4 đến 12 tháng tuổi: Nhìn chung, trẻ sẽ ngủ trong khoảng thời gian từ 12-16 tiếng mỗi ngày, trong đó 2-3 tiếng là thời gian dành cho những giấc ngủ ngắn ban ngày. Một đứa trẻ 4 tháng tuổi có thể ngủ trong khoảng thời gian sáu hoặc tám giờ vào ban đêm, trong khi một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể đi trong 10 hoặc 11 giờ. Khi em bé của bạn gần sinh nhật đầu tiên của mình, bé sẽ ngủ từ 10 đến 12 giờ vào ban đêm.
2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không
Trẻ sơ sinh trong những ngày đầu mới sinh thời gian ngủ có thể lên đến 20 tiếng một ngày, và thời gian này sẽ dần được rút ngắn những tháng tuổi tiếp theo. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều và không kèm theo dấu hiệu kỳ lạ nào bố mẹ không cần quá lo lắng
Tuy nhiên nếu nhận thấy con mình thường xuyên ngủ nhiều hơn số giờ ngủ thông thường. Đồng thời có các dấu hiệu khác như ngủ li bì, không thức dậy đòi ăn sau hơn 4 tiếng xảy ra liên tục, ba mẹ cần xem xét có phải là do một trong những nguyên nhân sau:
- Bé ngủ nhiều sau khi tiêm chủng: Sau khi tiêm phòng, cơ thế bé sẽ xảy ra phản ứng với vắc xin, nên việc bé hơi mệt và ngủ nhiều hơn là điều có thể hiểu.
- Bé đang trải qua một sự phát triển theo chu kỳ: Giai đoạn phát triển của bé diễn ra phổ biến nhất trong khoảng thời gian 5 tuần, 8 tuần, 12 tuần, 17 tuần, 26 tuần, 36 tuần. Thời điểm này một vài bé sẽ có tình trạng ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn bình thường.
- Môi trường ngủ thay đổi: Trong trường hợp địa điểm ngủ của bé có sự thay đổi, trước đây bé ngủ chung giường với bố mẹ và mới được chuyển ra giường cũi riêng, sau khi quen với môi trường mới với không gian yên tĩnh hơn cũng sẽ làm cho bé cảm thấy thoải mái, ngủ ngon và lâu hơn.
- Bé bị ốm, cảm lạnh hoặc nhiễm virus: Khi thấy mệt mỏi trong người, nhu cầu ăn của bé sẽ giảm đi, và nhu cầu ngủ sẽ tăng lên. Nếu bé thấy không thoải mái, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi, không cố ép bé ăn hoặc đánh thức bé dậy lúc bé đang ngủ.
3. Các trường hợp nên lưu ý và đưa bé đến gặp bác sĩ khi cần thiết
Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là tốt, tuy nhiên nếu bé ngủ nhiều và kèm theo một trong số triệu chứng sau đây, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay:
- Dấu hiệu mất nước, như tã ướt ít hơn, nước tiểu màu sẫm hơn, khóc không nước mắt hoặc môi bị nứt.
- Cực kỳ quấy khóc hoặc khó chịu sau khi bị mẹ đánh thức
Nên đưa bé đi gặp bác sĩ nếu bé có dấu hiệu quấy khóc mãnh liệt sau khi bị đánh thức
- Đối với trẻ sơ sinh, không cố gắng đòi bú, hoặc thờ với việc ăn uống sau giấc ngủ dài
- Không phản ứng khi bạn cố gắng đánh thức bé dậy
- Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp kèm theo sốt
- Phát ban không biến mất trong vài ngày hoặc kèm theo sốt
Chung quy lại, nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng vẫn thoải mái khi mẹ đánh thức và bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ sữa mẹ thì có nghĩa răng bé yêu của bạn đang phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Tham khảo thêm:
Tags: