Hiện nay, việc nên hay không nên cho bé sơ sinh ngủ cùng giường với cha mẹ khiến nhiều bậc cha mẹ phải phân vân suy nghĩ. Theo ý kiến của một số chuyên gia, cha mẹ nên cho con ngủ riêng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Rủi ro của việc cho trẻ ngủ chung giường với cha mẹ
Bất chấp những ưu điểm có thể có của việc trẻ sơ sinh nằm ngủ chung giường với cha mẹ như được gần mẹ hơn, việc cho ăn dễ dàng hơn,… Các nhóm nghiên cứu y tế của Mỹ đã cảnh báo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ngủ trên giường người lớn vì những rủi ro nghiêm trọng về mặt an toàn. Nằm chung giường khiến trẻ có nguy cơ bị ngạt thở, siết cổ và dễ gặp các hội chứng đột tử SIDS. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ chung giường là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống.
Bé nên được ngủ riêng để tránh những rủi ro đáng tiếc khi ngủ cùng cha mẹ.
Một chiếc giường người lớn có nhiều rủi ro, không đảm bảo an toàn cho em bé, bao gồm:
- Bé có thể bị nghẹt thở từ một tấm nệm mềm, gối memory foam (gối chất liệu bọt cao su non), đệm nước, hoặc các đồ dùng chất liệu mỏng như gối, chăn hoặc mền;
- Bé có thể bị mắc kẹt và nghẹt thở khi bị mắc kẹt hoặc bị chèn giữa nệm và đầu giường, tường hoặc vật khác;
- Bé có thể bị kẹt cổ, kẹt tay hoặc chân nếu lăn ra cạnh giường, nếu chẳng may lọt đầu hoặc các bộ phận cơ thể xuống khe giường.
Trong số những trẻ lớn hơn (4 đến 12 tháng tuổi) đã tử vong do nằm chung giường cùng cha mẹ thường có thêm một vật dụng (như gối hoặc chăn) trên giường làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ. Em bé luôn phải được đặt nằm ngửa trên một tấm nệm chắc chắn mà không có bất kỳ gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông hoặc các vật dụng khác bên cạnh. Nên đặt bé nằm ngửa, không nên đặt bé nằm nghiêng, hoặc cho bé nằm úp vì những tư thế này dễ dẫn đến trường hợp bé bị ngạt thở.
Tư thế ngủ an toàn cho bé
Vì những rủi ro liên quan, cả Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đều khuyên cha mẹ không nên dùng chung giường với bé. AAP khuyến nghị thực hành chung phòng mà không chung giường. Ngủ trong phòng của cha mẹ nhưng trên một bề mặt riêng biệt sẽ làm giảm nguy cơ bị đột tử (SIDS) của trẻ.
Cha mẹ có thể cho bé ngủ cùng phòng nhưng nên ở trên một mặt phẳng riêng biệt.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Theo ông James McKenna, trưởng phòng nghiên cứu hành vi giấc ngủ của mẹ và bé thuộc trường đại học Notre Dame, điều lo lắng nhất đối với bất kỳ ông bà, bố mẹ nào chính là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Thực tế, có nhiều trường hợp đau lòng như bố mẹ ngủ say vô tình chèn vào con, hút thuốc, sau đó ngủ cùng bé. Hoặc hành động tưởng chúng vô hại là 2 mẹ con cùng nằm trên ghế sofa, mẹ ngủ quên chèn vào con hoặc để con rơi xuống đất,…
Bên cạnh những rủi ro an toàn tiềm ẩn, việc ngủ chung giường với em bé đôi khi khiến nhiều cha mẹ không ngủ được. Và bởi trẻ sơ sinh ngủ với bố mẹ học cách liên kết giấc ngủ với việc gần gũi, tương tác cùng bố mẹ trên giường ngủ, điều này có thể trở thành vấn đề không nhỏ vào lúc ngủ trưa hoặc khi bé cần đi ngủ trong khi bố mẹ chưa sẵn sàng.
Nằm chung giường làm tăng nguy cơ SIDS, đặc biệt là ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ đủ tháng khỏe mạnh dưới 4 tháng tuổi.
Những yếu tố bất lợi khác
Nhứng yếu tố làm tăng thêm nguy cơ tử vong trong khi ngủ chung giường bao gồm:
+ Em bé ngủ trên ghế một mình hoặc với cha mẹ;
+ Một em bé ngủ giữa hai cha mẹ;
+ Cha mẹ đang vô cùng mệt mỏi;
+ Một phụ huynh gần đây đã sử dụng rượu hoặc chất gây ảo giác;
+ Ngủ chung giường với gối hoặc khăn trải giường;
+ Ngủ chung giường với những đứa trẻ khác.
Cách để tránh xảy ra hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
+ Cho bé ngủ chung phòng, nhưng trên một mặt phẳng riêng biệt như giường cũi riêng của bé.
Nên chọn loại giường cũi thoáng khí, mặt bên bằng lưới để tránh bé ngủ say, lăn ra áp sát mặt vào mặt bên của cũi, dẫn đến khó thở.
+ Không nên sử dụng những loại giường cũi có khe hở chấn song lớn, tránh bé bị kẹp tay, chân hoặc lọt đầu qua khe hở.
+ Không để đồ chơi, thú bông, chăn, gối mềm trên giường của bé.
+ Giường cũi của bé nếu ngủ chung phòng) thì có thể đặt cạnh giường của cha mẹ. Luôn kiểm tra nhiệt (độ phòng ở mức ấm áp, phù hợp với thân nhiệt bé. Không dùng điều hòa nhiệt độ hay quạt khi không cần thiết. Không treo quạt ở đầu giường của bé.
Giường cũi của bé có thể đặt cạnh giường cha mẹ để bé được cha mẹ chăm sóc tốt hơn.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)