Hiểu về bệnh để biết cách chăm sóc bé bị ốm đúng cách tại nhà vừa giúp bé nhanh hồi phục, vừa giúp bố mẹ đỡ mệt mỏi, căng thẳng hơn. Hãy cùng Joie Baby Việt Nam tìm hiểu cách xử trí khi trẻ bị cúm nhé!
Khi bé bị cảm cúm, biểu hiện rõ rệt nhất là sốt, cộng thêm quá trình diễn biến tự nhiên của căn bệnh (thông thường sốt 2- 5 ngày). Do đó, ngoài việc phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh cho bé, cha mẹ còn cần kết hợp với việc chăm sóc chu đáo để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Chú ý nghỉ ngơi. Bé càng nhỏ tuổi càng cần nghỉ ngơi nhiều, nếu bé bị sốt, tốt nhất nằm trên giường nghỉ ngơi, giảm kích thích hệ trung khu thần kinh. Hãy để trẻ ở trong môi trường yên tĩnh. Giữ cho không gian trong nhà yên tĩnh nhất có thể để giúp trẻ nghỉ ngơi tốt hơn. Kích thích từ tivi và máy tính làm hạn chế giấc ngủ của trẻ và trẻ cần nghỉ ngơi nhiều càng nhiều càng tốt, vậy nên bạn có thể cân nhắc việc di chuyển các thiết bị này khỏi phòng trẻ hoặc hạn chế trẻ sử dụng chúng.
Ăn uống hợp lí. Cảm cúm và sốt dễ khiến bé biếng ăn, khó chịu, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài,… Việc cho bé ăn uống hợp lí rất quan trọng, nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa, ăn ít và chia thành nhiều bữa. Khi chăm sóc trẻ bị ốm, sốt, người lớn hãy cho bé uống nước lọc, nước hoa quả hoặc sữa nhiều hơn thường ngày để bé không bị mất nước. Đồ ăn thường ngày cũng nên ưu tiên cho các món canh, súp…
Môi trường không khí trong phòng thông thoáng, mát mẻ giúp bé ra mồ hôi, giảm nhiệt độ cơ thể, nhưng cũng cần hạn chế gió để bé không bị nhiễm lạnh.
Ra mồ hôi. Cho bé uống nhiều nước, tăng cường trao đổi chất ở cơ thể, thúc đẩy cơ thể thải độc, hạ thân nhiệt.
Hạ nhiệt bằng phương pháp vật lí. Đó là làm hạ nhiệt một số bộ phận trên cơ thể, tắm nước ấm hoặc lau người bằng nước ấm, trong đó hạ nhiệt bằng cách lau bằng nước ấm được các gia đình thường xuyên sử dụng.
Theo dõi các dấu hiệu của bệnh nặng. Hãy chú ý cẩn thận với những dấu hiệu cho thấy rằng con của bạn cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Những dấu hiệu này bao gồm:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt
Đau đầu nghiệm trọng hoặc cứng cổ
Thay đổi cách thở, đặc biệt là khó thở
Thay đổi màu da, ví dụ như nhìn tái nhơt, đỏ dần hay hơi xanh
Trẻ từ chối uống nước và ngưng đi tiểu
Không có nước mắt khi khóc
Ói mửa nghiêm trọng hoặc không ngừng
Trẻ gặp khó khăn trong việc thức dậy hoặc không có phản ứng
Trẻ yên tĩnh khác thường và không hoạt động
Có dấu hiệu dễ bị kích thích cực độ hoặc đau
Đau hoặc tức ngực hay bụng
Chóng mặt đột ngột hoặc kéo dài
Bị nhầm lẫn
Các triệu chứng giống như cúm cải thiện nhưng sau đó trở nên tồi tệ.