Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra các khuyến nghị mới nhất cho rằng ba mẹ nên ở chung phòng nhưng không ngủ chung giường với trẻ trong ít nhất sáu tháng đầu đời và lý tưởng là một năm để giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vậy có nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình? Hãy cùng Joie tìm hiểu nhé!
1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Đúng hơn, đó là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Khoảng từ 16 - 20% các ca tử vong do bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ, thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.
Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trường hợp trẻ đang khỏe mạnh bỗng nhiên tử vong bất ngờ trong khi ngủ. Các nhà khoa học cho rằng hội chứng đột tử gây ra do đa yếu tố hay đa nguyên nhân, có tính chất tương tác phối hợp như:
- Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện.
- Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với ba mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.
Ngoài ra vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến trẻ gặp phải hội chứng SIDS như:
- Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân.
- Mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia, trước và trong mang thai.
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá sau sinh.
- Chăm sóc trước sinh kém.
- Nhiệt độ quá nóng khi ngủ.
- Trẻ nằm sấp khi ngủ.
- Mẹ trẻ hơn 20 tuổi
2. Có nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình?
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP - American Academy of Pediatrics) đánh giá, tử vong ở trẻ sơ sinh do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ trẻ sơ sinh. Cụ thể, tất cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh dưới 1 tuổi cần được nằm ngửa khi ngủ, tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tình trạng quấn nhiều lớp cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, AAP cũng đưa ra những khuyến cáo khác nhằm làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ em như:
- Luôn quan sát trẻ: Nên đặt cũi hoặc nôi của trẻ trong phòng ngủ của ba mẹ để theo dõi, đặt trẻ nằm trên tấm đệm cứng, không để chăn ga gối mềm, đồ chơi trong khu vực ngủ.
- Giữ trẻ không tiếp xúc với khói thuốc trước và sau khi sinh: Các nhà nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương trước khi sinh và tiếp tục ảnh hưởng sau khi sinh, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.
- Hạn chế cho trẻ sơ sinh nằm cùng ba mẹ: Rất nhiều phụ huynh cho con nằm giữa vì nghĩ là an toàn, tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh ngủ cùng với ba mẹ, nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là rất lớn, vì ngủ cùng ba mẹ, trẻ sơ sinh có thể gặp phải những rắc rối như bị tay ba mẹ đè lên người, chăn, gối bịt kín mũi, miệng, kẹt giữa giường và tường…
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng, làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chủng ngừa đầy đủ, nâng cao sức đề kháng cho trẻ có thể giảm 50% nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.
Nôi ngủ cạnh giường Joie Roomie và Joie Roomie Glide là giải pháp hoàn hảo giúp ba mẹ chăm sóc bé nhàn hơn, vừa quan sát mọi cử động của bé và tiện lợi khi cho bé ti sữa, vừa ru bé ngủ mà vẫn đảm bảo độ an toàn theo nguyên tắc “chung phòng nhưng không chung giường”. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho bé từ sơ sinh đến 9kg.
Thông tin chi tiết sản phẩm vui lòng tham khảo thêm ngay tại đây.