Mặc dù không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giá thành cao và khan hiếm nhưng vắc xin 6 trong 1 vẫn luôn được nhiều phụ huynh lựa chọn tiêm cho con để phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng, ba mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây.
Không được tiêm vắc-xin 6 trong 1 cho trẻ đang sốt cao, bị cảm cúm
hoặc mắc bệnh cấp tính.
Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim cho trẻ
Gồm 3 mũi được tiêm vào các tháng thứ 2, 3, 4 hoặc 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6. Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
Trẻ nào không được tiêm vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim?
Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim không được tiêm cho trẻ trong những trường hợp sau:
- Trẻ đang sốt cao, bị cảm cúm hoặc mắc bệnh cấp tính.
- Trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Tiền sử trước đây bị phản ứng phản vệ với các vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm màng não do Hib.
- Có tiền sử co giật có kèm theo sốt hay không sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm.
- Đang sử dụng thuốc kháng sinh.
- Khi đi tiêm, phụ huynh lưu ý đi đúng theo lịch hẹn của bác sĩ và mang đầy đủ giấy tờ cần thiết như số tiêm chủng, số khám bệnh (nếu có).
Những điều mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc-xin Hexaxim cho trẻ
- Sau khi tiêm, cần cho trẻ theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế tiêm chủng ít nhất 30 phút để kịp thời xử lý nếu xảy ra biến chứng.
- Khi về nhà, ba mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm về tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da... của trẻ (nếu có).
- Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.
- Lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng bất thường: Sốt cao trên 39 độ C, co giật, tím tái, khó thở, phát ban đỏ trên da, bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc....
Hãy cũng Joie chia sẻ để đảm bảo hiệu quả khi tiêm phòng cho trẻ ba mẹ nhé!
Nguồn: vnvc.vn