Khi trẻ sơ sinh bước sang tháng thứ bảy, sẽ cần chuẩn bị cho một số cốt mộc phát triển quan trọng như: bé tập ngồi, mọc răng, ăn dặm...Vì vậy việc cung cấp đúng và đủ các loại dinh dưỡng trong giai đoạn tăng trưởng này là rất quan trọng đối với bé. Cùng Joie tìm hiểu một số thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển khỏe mạnh nhất.
Trẻ sơ sinh bước sang tháng thứ 7 cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết
1. Một số thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé ở tháng thứ bảy
Trẻ sơ sinh bảy tháng có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm bổ sung vào cơ thể hơn, tuy nhiên vì mới bắt đầu làm quen nên mẹ cần để bé thử trước với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, được nấu nhừ và nghiền nhỏ trước.
Trái cây bổ sung Vitamin
Trái cây chính là nguồn bổ sung Vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời nhất. Không cần chế biến càu kỳ, chỉ cần rửa sạch, loại bỏ vỏ và hạt, nghiền hoặc xay nhuyễn là bé đã có thể thưởng thức ngay. Các loại trái cây như táo, đu đủ chín, chuối, dưa hấu, bơ,... là những lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng thơm ngon cho bé.
Rau củ quả và trái cây mang lại nguồn Vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ
Rau xanh và củ quả
Các loại rau củ quả thường thấy như: rau cải bó xôi, rau dền, củ cà rốt, bí đỏ,...cũng mang lại nguồn khoáng chất và các Vitamin dồi dào. Với trẻ bảy tháng tuổi, mẹ có thể chế biến bằng cách nấu nhừ lên và dằm nhuyễn ra, cho bé ăn ngay hoặc nấu cùng các món cháo.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng, cung cấp nhiều protein chất lượng, axit amin thiết yếu, canxi, vitamin D,... Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng thiết yếu này rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của cơ thể bé. Chỉ nên cho bé ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc hay cháo xay nhuyễn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít đường.
Thịt trắng
Thực phẩm từ thịt được chia làm hai là thịt trắng và thịt đỏ, ở giai đoạn bảy tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé làm quen dần dần với đạm động vật từ các loại thịt trắng vì luôn dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn thịt đỏ. Những loại thịt trắng phù hợp với trẻ như thịt chim bồ câu, thịt ngan, thịt gà… thuộc nhóm gia cầm và các loại cá.
Thịt trắng như gà và một số loại cá bé bảy tháng tuổi sẽ dễ tiêu hóa hơn so với thịt đỏ
Trứng gà
Trứng gà chứa choline, một chất dinh dưỡng có vai trò giúp não bộ phát triển khỏe mạnh cũng như đem lại nhiều lợi ích khác đối với cơ thể, và cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, protein, axit béo thiết yếu, vitamin A, D, E và B12.
2. Tham khảo một số thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng
Thông thường, trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi dùng ba bữa ăn chính và hai bữa ăn nhẹ trong ngày, tiêu thụ khoảng một phần tư cốc xay nhuyễn hoặc cháo trong một bữa ăn duy nhất. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra sau đây:
3. Một số mẹo cho mẹ để quá trình ăn dặm của bé trở nên dễ dàng hơn
Làm quen với quá trình ăn dặm thời gian đầu mẹ sẽ có thể gặp những khó khăn nhất định. Đừng nản mẹ nhé, tham khảo thêm một số mẹo nhỏ sau đây để việc ăn dặm của bé vui vẻ và thoải mái hơn
- Không ép bé ăn: Mỗi một bé sẽ có một sở thích và sự cảm nhận hương vị khác nhau, nếu bé không thích ăn những món mẹ đã chuẩn bị, mẹ hãy tiếp tục thử thêm những món mới cho bé, bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con.
- Tạo thói quen ăn uống của bé theo lịch trình: Nếu cho bé làm quen được với lịch trình ăn cố định và lặp lại hàng ngày, thì mỗi lần đến giờ ăn, bé sẽ nhận thức được và chủ động chuẩn bị tâm lí cho việc bé sẽ được ăn vào thời gian đó.
- Ngồi một chỗ lúc ăn: Tránh để bé bị phân tâm trong quá trình ăn dặm và thiết lập được thói quen ăn uống thích hợp, chỉ cho bé ăn một nơi cố định (ghế ăn dặm, bàn ăn...) và tránh những tác nhân ngoài như tivi, trò chơi,...
Tập cho bé làm quen với việc ngồi ăn trên ghế ăn dặm mẹ sẽ đỡ vất vả hơn
- Theo dõi bé trong quá trình ăn dặm: Khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới lần đầu, mẹ luôn phải để ý và theo dõi bé trong vòng ba ngày để xem xét về tình trạng dị ứng có xảy ra không, nếu bé có những biểu hiện lạ thì mẹ nên dừng việc cho bé ăn món đó lại ngay.
- Cho bé ăn bằng tay: Có thể kích thích bé khám phá kết cấu và hương vị món ăn bằng cách cho bé cầm tay thức ăn, mẹ nên chế biến các món ăn với kích thước nhỏ gọn để cho bé có thể cầm nắm dễ dàng.
Cho bé cầm tay các món ăn sẽ kích thích sự cảm nhận hương vị và kết cầu món ăn
- Làm sạch và khử trùng các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho bé trước khi sử dụng, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên khâu đảm bảo vệ sinh an toàn dùng cụ và thực phẩm là rất quan trọng.