Giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Tùy và từng giai đoạn phát triển mà bé sẽ có quỹ thời gian ngủ khác nhau. Vì vậy việc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là vấn đề mà không phải bậc cha mẹ nào cũng nắmđược rõ ràng và cụ thể. Cùng Joie tìm hiểu thời gian ngủ của bé thay đổi như thế nào trong quá trình bé lớn lên nhé !
1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày
Tùy thể trạng và giai đoạn phát triển mà mỗi bé sẽ có những chu kỳ và đặc điểm sinh hoạt theo giờ giấc khác nhau. Một số trẻ sơ sinh sẽ có những giấc ngủ sâu vào kéo dài vào ban ngày trong khi một số bé lại có tình trạng hay tỉnh giấc nửa đêm, tần suất này sẽ nhiều hơn đối với các bé bú sữa mẹ. Không có một quy chuẩn bắt buộc nào cho việc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày, nhưng việc hiểu thêm về chu kỳ sinh hoạt chung của bé được các chuyên gia đưa ra có thể giúp mẹ nắm được tình trạng của bé có đang bình thường không và phát hiện ngay nếu có những dấu hiệu bất thường. Cùng tham khảo mô hình giấc ngủ của trẻ sơ sinh phù hợp theo từng giai đoạn sau đây:
Tham khảo thời gian ngủ của bé theo từng giai đoạn
- Sơ sinh đến 3 tháng tuổi: Một em bé khỏe mạnh trong độ tuổi này sẽ có tổng cộng khoảng 14-17 giờ ngủ trong suốt một ngày 24 giờ. Trong đó sẽ chia thành các giấc ngủ ngắn 2-4 giờ, bé sẽ thức dậy liên tục để ăn.
Trẻ từ 0-3 tháng dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ
- 4 đến 6 tháng: Đây là thời điểm trẻ sơ sinh đã bắt đầu có thể nhận biết giữa ngày và đêm, ở giai đoạn này, trung bình một bé sẽ ngủ từ 12-15 giờ, và số giấc ngủ buổi ngày sẽ giảm đi, thay vào đó bé sẽ ngủ lâu và sâu giấc hơn vào ban đêm, có thể là 5-6 giờ liên tục mà không cần thức dậy để ăn.
Trẻ từ 4 tháng tuổi đã có thể thiết lập môt lịch trình sinh hoạt cố định
- 7 đến 11 tháng: Thời gian ngủ vẫn không thay đổi, tuy nhiên giấc ngủ buổi đêm sẽ kéo dài hơn một chút, dao động từ 10-12 tiếng, giấc ngủ ngắn buổi ngày sẽ giảm xuống còn 2 lần mỗi ngày.
2. Trẻ sơ sinh có thể ngủ quá nhiều
Giấc ngủ là cần thiết cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên một vài trường hợp bé ngủ quá nhiều bố mẹ cần phải lưu ý hơn. Cụ thể thời điểm 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh nên được cho ăn ít nhất 8 đến 12 lần trong khoảng thời gian 24 giờ, vì nếu bé ngủ "cả ngày" hoặc nhiều hơn 17 giờ có thể có nghĩa là bé sẽ bỏ lỡ dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ cần đánh thức nếu bé ngủ quá 4 tiếng và chưa dậy để ăn
Nếu bé "ham ngủ" một chút lâu hơn 4 giờ mà chưa thức dậy để ăn, bố mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức bé. Trong trường hợp bé ngủ li bì, và có tình trạng khó chịu, quấy khóc lười ăn khi được đánh thức, hãy cân nhắc đưa bé đi gặp bác sĩ sớm nhất.
3. Một số cách giúp bé ngủ an toàn và giảm thiểu nguy cơ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh)
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: Đây là tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh đã được AAP chính thức đưa ra vào năm 1992. Tuyệt đối không để bé nằm sấp, nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị hội chứng đột tử sẽ cao hơn khi trẻ nằm sấp so với khi trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
- Không để bé ngủ trong môi trường quá nóng: Hãy giữ cho phòng ở nhiệt độ mà một người lớn mặc một chiếc áo sơ mi ngắn tay cảm thấy thoải mái.
- Không sử dụng các vật mềm và bề mặt nơi bé ngủ: Để tránh hiện tượng thở lại thì không được để chăn, đồ chơi nhồi bông, hoặc gối gần bé.
- Giữ cho môi trường của bé không khói thuốc, trước và sau khi sinh: Các nhà nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương trước khi sinh và tiếp tục ảnh hưởng sau khi sinh, làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.
Nôi ngủ cạnh giường giúp làm giảm nguy cơ SIDS
- Đặt bé nằm trong nôi ngủ cạnh giường: Áp dụng quy tắc chung phòng nhưng không chung giường, bé sẽ được ở gần bố mẹ để tiện theo dõi và chăm sóc, tuy nhiên việc ngủ trong nôi cạnh giường sẽ giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở do thiếu không gian. Tham khảo nôi ngủ cạnh giường Joie >>
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM
Thời gian ngủ của trẻ 2 tháng tuổi bao lâu là phù hợp
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách khắc phục