Hơi thở của trẻ sơ sinh thỉnh thoảng sẽ phát ra tiềng ồn, đặc biệt là khi đang ngủ. Tiếng ồn này khi nghe sẽ giống như tiếng ngáy khò khè, đôi lúc sẽ có phần gấp gáp nhưng rồi lại dừng lại giữa chừng. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ có chút băn khoăn khi không biết hiện tượng như vậy có phải là dấu hiệu của một loại bệnh lý nào không. Vậy trẻ sơ sinh ngủ ngáy khò khè là hiện tượng gì và có nguy hiểm không, cùng Joie tìm hiểu nhé
Ngáy nhẹ được xem là biểu hiện không đáng lo ngại và diễn ra ở 25-27% trẻ sơ sinh
1. Nguyên nhân của việc trẻ em ngủ ngáy phát ra âm thanh khò khè
- Nghẹt mũi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, có thể gặp phải khi thời tiết thay đổi. Cách khắc phục trong trường hợp này rất đơn giản, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ vào và làm sạch mũi bé.
- Vách ngăn mũi bị lệch: Một trong những dị tật đường hô hấp với hiện tượng vách ngăn mũi của bé bị dịch chuyển đáng kể sang một bên, làm cho một đường dẫn không khí một bên mũi nhỏ hơn bên còn lại.
- U thanh quản: Tình trạng này gây ra sự mềm mại của các mô của hộp thoại, hoặc thanh quản. Cấu trúc thanh quản bị dị dạng và mềm, khiến các mô rơi qua lỗ mở đường thở và chặn một phần nó. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đến 18 - 20 tháng tuổi sẽ không còn hiện tượng này.
- Viêm amidan: Trong trường hợp hệ hô hấp của bé bị nhiễm trùng, hơi thở của bé sẽ có phần nặng nề và khó khăn hơn, cũng có thể phát ra những tiếng ồn giống như tiếng ngáy khò khè. Nếu trẻ có thêm các biểu hiện khác như ho, đờm nhiều mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Viêm amidan là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy
- Dị ứng: Khi bé bị dị ứng sẽ có thể hình thành đờm ở mũi, vì không thể xì mũi hoặc làm sạch cổ họng, đờm này vẫn còn trong đường mũi hẹp của chúng. Nếu em bé của bạn đã tiếp xúc với một chất gây ô nhiễm không khí hoặc thử một loại thực phẩm mới, dị ứng có thể là nguyên nhân khiến chúng phát ra âm thanh khò khè.
2. Dấu hiệu ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ sơ sinh
- Tiếng rít, khịt mũi hoặc tiếng ngáy quá lớn, quá nhiều.
- Nếu bé có hiện tượng ngừng thở trong lúc ngáy, ngay cả khi hành động này chỉ kéo dài 1 – 2 giây, cần phải theo dõi để xác định đây là dấu hiệu của Chứng rối loạn thở khi ngủ (SDB) hay là Ngưng thở khi ngủ (OSA).
Cần theo dõi bé thường xuyên nếu bé có thêm những biểu hiện nghiêm trọng hơn
- Tiếng ngáy của bé không ổn định, nhịp thở có phần gấp gáp liên tục làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng đêm của bé trong một thời gian dài.
3. Một số biện pháp làm giảm tình trạng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh
- Cho bé nằm nghiêng
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
- Hạn chế để các đồ vật có khả năng gây dị ứng xung quanh chỗ ngủ của bé
- Sử dụng máy lọc không khí trong phòng
Máy lọc không khí giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng và giảm hiện tượng ngáy ở trẻ
Có thể mẹ quan tâm
Thời gian ngủ của trẻ 2 tháng tuổi bao lâu là phù hợp
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách khắc phục